Tzvetan Todorov (1939-2017) là nhà nghiên cứu văn học theo hướng cấu trúc. Ông là người Pháp gốc Bulgaria.
Todorov cho rằng chức năng chính của câu chuyện là phải giải quyết được một vấn đề đặt ra và các nhân vật vượt qua một loạt các giai đoạn, sự kiện theo cách kể chuyện tuyến tính (các sự kiện tuân theo thứ tự thời gian).
Ông đưa ra lý thuyết kể chuyện gồm 3 giai đoạn:
- Hầu hết các câu chuyện bắt đầu với một giai đoạn cân bằng trong đó cuộc sống là bình thường và nhân vật chính hạnh phúc.
- Trạng thái bình thường bị phá vỡ bởi một lực lượng bên ngoài, phải chiến đấu chống lại để trở về trạng thái cân bằng
- Giai đoạn trở về trạng thái cân bằng nhưng không còn được như lúc ban đầu.
Mô hình Todorov đưa ra có thể dễ dàng được áp dụng cho một loạt các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, tiểu thuyết và phim.
Chúng ta cùng xem một phim ngắn của Pixar để thấy rõ cách áp dụng lý thuyết Todorov vào việc kể chuyện.
Giai đoạn 1: Trạng thái cân bằng, nhân vật chính là bầy chim nhỏ đang yên ổn.
Giai đoạn 2: Trạng thái cân bằng bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của 1 lực lượng bên ngoài là chú chim lớn lạ mặt, ảnh hưởng đến bầy chim nhỏ kia. Bầy chim phải chống lại chú chim lớn (bằng cách đuổi đi) để trở về trạng thái cân bằng.
Giai đoạn 3: Bầy chim đuổi được kẻ không mời mà đến đi khỏi để trở về trạng thái cân bằng nhưng trạng thái cân bằng này không còn như lúc ban đầu (cả bầy cũng bị rơi xuống và trụi hết lông).
Riêng Gác thấy có một câu thành ngữ của Việt Nam phù hợp với nội dung phim này là: “Cười người hôm trước hôm sau người cười”.